Chăm sóc sức khỏe tâm thần người cao tuổi
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần người già khoảng 1% dân số, nghiên cứu của ngành tâm thần Việt Nam (2000 – 2001) mất trí tuổi già chiếm trung bình 0,88% dân số.
Các yếu tố như nghèo đói, sự cô lập xã hội, mất tự do, sự cô đơn và mất mát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sức khỏe nói chung. NCT thường trải qua các sự kiện như người thân chết và sức khỏe thể chất giảm sút nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, sự thoải mái và có thể dẫn đến sức khỏe tâm thần kém. Ở người già, bệnh tâm thần có những nét đặc trưng riêng biệt, đó là:
- Bệnh tiến triển một cách thầm lặng, từ từ, người thân đôi khi cũng khó nhận biết được.
- Bệnh cảnh lâm sàng thường không đặc hiệu, không điển hình và thường có các bệnh lí cơ thể kèm theo. Do vậy bệnh nhân thường đến với các chuyên khoa khác trước khi đến chuyên khoa Tâm thần.
- Các rối loạn tâm thần thường bị che đậy bằng các triệu chứng về cơ thể, bằng tâm lí từ chối tuổi già, không muốn thừa nhận mình bị các rối loạn tâm thần.
- Rối loạn tâm thần người già thường có sự tác động phức tạp của các yếu tố tâm lí, xã hội, cơ thể (vấn đề về hưu trí, cô đơn, kinh tế sút kém, phụ thuộc…).
- Đánh giá triệu chứng tâm thần ở người già rất khó, nhiều khi phải cần có sự trợ giúp của các “công cụ chẩn đoán” như các test thần kinh tâm lí riêng biệt cho NCT.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT còn rất thiếu và NCT chưa tiếp cận được dịch vụ này. Hiện nay, WHO đang tích cực trong việc hỗ trợ các chính phủ thu hẹp khoảng trống dịch vụ về sức khỏe tâm thần, đặc biệt ở các quốc gia kém và đang phát triển. Cần cải thiện cách tiếp cận phúc lợi lâu dài bằng tăng cường lối sống lành mạnh, phát hiện và điều trị các rối loạn tâm thần ở NCT càng sớm càng tốt; quan trọng là cải thiện sự quan tâm của xã hội, huy động sự tham gia của cộng đồng, gia đình, các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ và các nhóm đồng đẳng của NCT nhằm tăng cường mối quan hệ giữa dịch vụ tâm thần công lập và tư nhân để lấp đầy khoảng trống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT.
Với NCT, các bệnh mạn tính chiếm tỉ lệ cao trong đó có các rối loạn tâm thần, đòi hỏi phải điều trị, chăm sóc, quản lí lâu dài, phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân, gia đình, cộng đồng. Thực tế cho thấy, phần lớn NCT chưa có thói quen, điều kiện đi kiểm tra sức khỏe thường kì, hệ quả là nhiều người không biết mình có bệnh hoặc nếu biết thì cũng đã muộn và thường không tuân thủ các biện pháp điều trị và phòng ngừa thích đáng. Việc phát hiện sớm, kịp thời có ý nghĩa quan trọng cho công tác điều trị cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh tâm thần ở NCT.
Nguồn: Báo Người cao tuổi,
10/4/2014, số 58 (1375).
- Tăng cường tiếp cận trợ giúp pháp lí cho người nghèo và đối tượng yếu thế tại Việt Nam
- Nghỉ hưu sớm có bị trừ tỉ lệ tính lương hưu ?
- Người về hưu đi làm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
- NCT chỉ được hưởng một loại trợ cấp xã hội
- NCT có nên tham gia BHXH tự nguyện không
- Quy định về quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
- NCT cô đơn là hộ nghèo được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng
- Chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội không đúng bị xử phạt như thế nào ?
- NCT nào đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội
- Ngược đãi, chửi bới bố mẹ già có thể bị phạt tù đến 5 năm