Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa: Hiệu quả Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau
Tháng 3 năm 2015, được sự hỗ trợ của Dự án VIE051, CLB Liên thế hệ tự giúp nhau huyện Bá Thước được thành lập. Qua hơn 3 năm hoạt động, mô hình thật sự mang lại hiệu quả thiết thực cho các thành viên. Đến nay, tại huyện Bá Thước đã thành lập được 40 CLB Liên thế hệ tự giúp nhau với tổng số 2.049 thành viên; trong đó có trên 64% thành viên là NCT; 71,9% là phụ nữ; 28,1 % là nam giới; 70,13% người nghèo, cận nghèo, khó khăn; dân tộc thiểu số chiếm 96%. Thành viên CLB có thẻ BHYT đạt 97,8%. Các CLB thành lập ban chủ nhiệm bảo đảm về số lượng, cơ cấu thành phần, phân công thành viên chủ trì các nội dung, chuyên đề, chương trình hoạt động, phụ trách tài chính để điều hành hoạt động của CLB.
Các thành viên CLB được hỗ trợ vay vốn tăng thu nhập; giúp đỡ tiền, ngày công lao động. Đến nay có 40 CLB đã được giải ngân do dự án tài trợ với tổng số tiền 3,2 tỷ đồng. Tổng số người được hỗ trợ bằng hiện vật 1.100 thành viên, nhờ được hỗ trợ đã có nhiều mô hình tăng thu nhập tốt như nuôi thỏ ở thôn Chiềng Lẫm (Điền Lư), nuôi heo ở thôn Cộn (Hạ Trung) và thôn Cốc (Thanh Lâm), trồng mía, nuôi cá ở thôn Muỗng Do (Điền Trung), …
Buổi sinh hoạt thường kỳ CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Chu, xã Tân Lập, huyện Bá Thước
Bên cạnh đó, các CLB tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm cho các thành viên; tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng; tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa - văn nghệ; thăm hỏi và xem xét trực tiếp các đối tượng trong cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được tình nguyện viên hỗ trợ hoặc CLB giúp đỡ. Mỗi CLB có một nhóm tình nguyện viên gồm 5 người, được phân công và chăm sóc cho người có hoàn cảnh khó khăn, cô đơn và ốm đau nặng. Hàng tuần đến thăm 2 – 3 lần, làm giúp các công việc như giặt quần áo, nấu cơm, đi chợ, quét dọn nhà cửa, động viên, trò chuyện…đã có trên 200 người được chăm sóc. Hiện nay, Quỹ Tấm lòng vàng ở mỗi CLB có từ 2 – 5 triệu đồng để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng.
Có thể nói, CLB Liên thế hệ tự giúp nhau là mô hình tốt, hoạt động phù hợp với NCT. Tính chất liên thế hệ đã hạn chế sự mâu thuẫn lứa tuổi trong tâm lý, sinh hoạt, tạo sự đồng thuận đoàn kết, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trên nhiều phương diện. Qua sinh hoạt, hoạt động giúp NCT, thành viên CLB nhận thức thêm về kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trong hoạt động tăng thu nhập, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ qua truyền thông và thực hành. Xây dựng cuộc sống tự tin, lạc quan, vui vẻ qua hoạt động văn hóa, văn nghệ tại CLB và giao lưu văn nghệ với CLB bạn, các tổ chức đoàn thể. Xây dựng tình đoàn kết gia đình, cộng đồng thông qua hoạt động giúp nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống và sản xuất. CLB đã góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh là hạt nhân trong sinh hoạt, hoạt động của Hội, góp phần bảo tồn phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc tại cồng đồng.
- Trung ương Hội NCT Việt Nam: Tập huấn phương pháp nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại khu vực Tây Nam Bộ
- Trung ương Hội NCT Việt Nam: Tập huấn nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau khu vực Tây Nguyên
- Trung ương Hội NCT Việt Nam: Tập huấn phương pháp nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La
- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau
- Trung ương Hội NCT Việt Nam: Giám sát CLB Liên thế hệ tự giúp nhau tại tỉnh Thanh Hóa
- Trung ương Hội NCT Việt Nam: Tập huấn Phương pháp nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau tại tỉnh Yên Bái
- Hội NCT Việt Nam chú trọng bồi dưỡng kiến thức, nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau
- Tỉnh Hòa Bình: Tập huấn Ban đầu về thành lập, quản lý và vận hành CLB Liên thế hệ tự giúp nhau
- CLB Liên thế hệ tự giúp nhau mang lại lợi ích thiết thực cho NCT và cộng đồng
- Tỉnh Bạc Liêu: Triển khai Kế hoạch thực hiện nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2021-2025