Liên hợp quốc kỷ niệm Ngày lễ Vesak, ngày linh thiêng nhất của Phật giáo
Liên hợp quốc kỷ niệm Ngày lễ Vesak vào ngày 1/6 như một ngày lễ linh thiêng nhất đối với hàng triệu Phật tử trên khắp thế giới. Nhân dịp này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã tưởng nhớ các nạn nhân của trận động đất tàn phá Nepal cách đây một tháng.
|
|
Đại lễ Vesak là đại lễ kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại trùng lặp gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Đức Phật: Phật đản sinh (ngày sinh của Đức Phật), Phật thành đạo (Đức Phật tu hành đắc đạo) và Phật Niết bàn (ngày Đức Phật qua đời).
Sau nhiều năm xem xét, vào ngày 15/12/1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức chấp nhận đề nghị của 34 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, chọn Phật giáo vì giá trị đạo đức, văn hóa và tư tưởng hòa bình bất bạo động của Đức Phật; kỷ niệm Ngày lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc. Những họat động kỷ niệm được diễn ra hàng năm tại trụ sở Liên hợp quốc ởNew Yorkvà các trung tâm của Liên hợp quốc trên toàn thế giới từ năm 2000 trở đi.
Năm 2001, Đại lễ Vesak được kỷ niệm lần đầu tiên tại trụ sở Liên hợp quốc ởNew York(Mỹ). Kể từ đó đến nay, Đại lễ Vesak đã được tổ chức nhiều năm liền ở trụ sở Liên hợp quốc và ở các nước có Phật giáo đăng cai.
Theo Đại hội đồng Liên hợp quốc cho rằng, kỷ niệm ngày này là dịp để tôn vinh những đóng góp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, mang lại kể từ hơn 2.500 năm qua và tiếp tục mang đến cho tâm linh của nhân loại.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tuyên bố: "Tôi đặc biệt nhớ đến các nạn nhân của trận động đất ởNepal, một nước đã đóng vai trò hàng đầu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc để kỷ niệm ngày này. Tôi hy vọng rằngNepal, đang phải kỷ niệm lễ hội này giữa những đống đổ nát, có thể được an ủi bởi những thông điệp về tình đoàn kết của con người".
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, tinh thần của Đại lễ Vesak cũng có thể giúp đỡ để tạo nên một phản ứng toàn cầu với những thách thức của ngày hôm nay. "Trong khi Liên hợp quốc đang làm việc để thông qua ngay từ năm nay các mục tiêu phát triển bền vững mới cũng như một thỏa thuận mới về biến đổi khí hậu thì chúng ta nên xem xét những lời dạy của Phật giáo và nhắc nhở chúng ta rằng sự sống và môi trường sẽ chỉ là một" – ông lưu ý./.
Nguồn: ĐCSVN/ Khánh Linh (Theo UN)
- Xuân Sơn mãi xuân
- Bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân
- 12.000 nghìn đoàn viên, thanh niên Thủ đô hát Quốc ca, cùng ghép cờ Tổ quốc
- Trên 12 tỷ đồng ủng hộ người dân vùng mưa lũ
- Hơn 23.500 hộ đồng bào các dân tộc di cư ngoài kế hoạch chưa được sắp xếp vào các dự án quy hoạch
- Vận động cộng đồng tích cực tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức
- Công điện của Thủ tướng chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ
- Tình người trong mưa lũ
- Phó Chủ tịch nước thăm hỏi, động viên các gia đình gặp nạn trong mưa lũ tại Quảng Ninh