Người cao tuổi xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai: Tham gia bảo tồn phát huy Dân ca dân tộc Nùng Dín
Các đôi nam - nữ hát đối (Ảnh: Đức Toàn-Báo Lào Cai)
Nấm Lư là xã vùng cao thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Có 632 hộ, 3058 nhân khẩu, trong đó: Người cao tuổi 296 chiếm: 8,79 %. Xã Nấm Lư có 5 dân tộc cùng sinh sống gồm: Nùng Dín, Mông, Phù Lá, Pa Dí, Tu Di; cư trú ở 14 thôn bản, người Nùng chiếm 81%. Nấm Lư là xã có tỷ lệ người Nùng đông nhất so với các xã trong huyện Mường Khương.
Từ xa xưa, dân tộc Nùng đã coi Dân ca Nùng Dín là phương tiện giao tiếp, là lời tâm sự, tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của trái tim, khi hát họ biểu hiện tâm tư, tình cảm nỗi lòng với mọi người ở mọi lúc, mọi nơi.
Dân ca Nùng Dín được hình thành từ lao động, từ cuộc sống bình dị thường ngày, từ những tình cảm mộc mạc, chân tình, dân dã, là sản phẩm của tập thể, của nhiều người, nhiều tác giả, qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau sáng tác và không ngừng hoàn thiện nâng lên. Dân ca Nùng Dín là thể thơ năm chữ, gồm 4 thể loại: Hát giao duyên, hát mâm cỗ, hát giao lưu, hát chính sự. Mỗi thể loại có một số bài hát cố định và bài hát lẻ để ứng khẩu, đối đáp, được diễn tả bằng ba làn điệu: Hát thứ, hát thúc và hát lượn. Dân tộc Nùng Dín không có chữ viết riêng, Dân ca Nùng Dín được truyền miệng qua các thế hệ, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này qua người khác, từ người già sang người trẻ, từ người biết hát sang người chưa biết hát.
Trong nhiều năm qua việc hát Dân ca Nùng Dín tại các thôn bản bị mai một, giảm dần. Ở đa số các thôn bản số người ở độ tuổi 40-50 không biết hát dân ca của dân tộc mình. Số người biết nhiều bài hát Dân ca dân tộc Nùng Dín ngày càng hiếm, do người mất đi, do tuổi cao, bệnh tật, già yếu không hát được nữa hoặc bỏ lâu, quên lãng. Cùng với một số loại dân ca khác Dân ca Nùng Dín có nguy cơ thất truyền, lãng quên vào quá khứ.
Dưới ánh sáng Nghị quyết TW5 khóa VIII về văn hóa và trước tình hình thực tế ở địa phương, người cao tuổi xã Nấm Lư đã chủ động phối hợp với một số tổ chức chính trị xã hội của xã tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương chủ trương bảo tồn, phát huy Dân ca dân tộc Nùng Dín. Hội Người cao tuổi tham gia thành lập câu lạc bộ dân ca Nùng Dín tháng 3 năm 2012 với 18 thành viên, người cao tuổi làm nòng cốt chiếm 67%. Năm 2012 đã sưu tập được 72 bài hát cổ, 38 bài hát mới, 34 câu đố, 42 câu tục ngữ của người Nùng Dín. Mở 14 lớp học dân ca, 11 lớp mở tại thôn, 2 lớp mở ở trường học, một lớp mở tại văn phòng xã Nấm Lư. Đến nay đã có 102 người biết hát từ 3 đến 8 bài; Hội đã tổ chức hát giao lưu cho những người yêu thích dân ca, có 31 người thường xuyên tham gia người cao tuổi nhất 83 tuổi, người ít tuổi nhất 11 tuổi. Hát giao duyên qua đêm 23 đêm,có 104 người tham gia, hát giao lưu tại các cuộc họp có 318 người hát 253 bài. Hội Người cao tuổi đã tham gia tổ chức 4 hội thi, mỗi năm một lần, sáng tác lời mới cho Dân ca Nùng Dín, có 84 người dự thi. Kết quả có 5 giải nhất, 14 giải nhì,18 giải ba, 47 giải khuyến khích. Qua các Hội thi sáng tác đã làm phong phú, đa dạng Dân ca Nùng Dín, phù hợp với đời sống thực tế, ca ngợi những nét đẹp văn hóa truyền thống ca ngợi con người, thành quả lao động của dân tộc. Người cao tuổi tham gia 38 đêm biểu diễn văn nghệ, 574 lượt nghệ nhân nghiệp dư tham gia, thu hút 47.648 lượt người tham dự, cổ vũ động viên. Người cao tuổi tham gia gìn giữ, bảo tồn 78 bộ trang phục nữ dân tộc Nùng Dín.
Đồng thời với việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, người cao tuổi ở Nấm Lư còn làm tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở qua bữa cơm đoàn kết ở thôn bản, mỗi năm 2 lần vào dịp mừng thọ cho người cao tuổi và dịp tết cổ truyền, qua đó đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đạo lý, thuận hòa, kính lão, trọng thọ, uống nước nhớ nguồn; hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. Đặc biệt là xây dựng Quĩ hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở.
Bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Nùng Dín ở Nấm Lư đây không chỉ là tâm huyết, là trách nhiệm của các thế hệ đi trước với các thế hệ mai sau mà đây còn là sân chơi bổ ích cho người cao tuổi và các thế hệ con cháu của dân tộc Nùng Dín, xã Nấm Lư và toàn xã hội.
- Tổng kết cuộc thi thơ Tâm tình người cao tuổi và gặp mặt cộng tác viên Tạp chí NCT năm 2021
- Tỉnh Quảng Nam: Trao giải Cuộc thi thơ Khoảnh khắc thời gian NCT lần thứ nhất năm 2020 - 2021
- Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu: Sân chơi bổ ích, thiết thực cho người cao tuổi
- Hội sức khỏe ngoài trời người trung, cao tuổi Hà Nội: Thiết thực nâng cao đời sống sức khỏe, tinh thần người trung cao tuổi
- Tỉnh Bình Phước: Hơn 300 vận động viên tham Hội thi thể thao NCT năm 2020
- Tỉnh Tiền Giang: Tổ chức Hội thi tiếng hát NCT năm 2020
- Vui khỏe để làm điểm tựa tinh thần cho con cháu
- Trung tâm Văn hóa NCT Việt Nam: Tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020
- Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi TP Hà Nội: Tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020
- Hội NCT huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: Tổng kết Hội khỏe truyền thống NCT huyện Lục Ngạn năm 2019