Nguyên tắc hình thành, hoạt động, quản lí và sử dụng quỹ Hội
Hỏi: - Thế nào là Chân quỹ? Phải đóng tiền Chân quỹ mới được vào Hội? Việc gộp cả tiền lãi Chân quỹ Hội thu hằng năm vào các nguồn tài chính Hội để chi phí chung có đúng không? Đề nghị cho biết những quy định mới về nguyên tắc hình thành, hoạt động, quản lí và sử dụng Chân quỹ?
Vũ Văn Vinh
(Thôn An Bồ, xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng)
Trả lời: – Hướng dẫn số 1378/ NCT ngày 2/8/2013 của Trung ương Hội NCT Việt Nam quy định về việc quản lí và sử dụng Chân quỹ Hội như sau:
1/ Nguyên tắc hình thành và hoạt động của Chân quỹ: Chân quỹ được thành lập ở các Chi hội NCT theo nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chân quỹ được hình thành từ vốn đóng góp bằng tiền của NCT khi gia nhập Hội NCT ở Chi hội; của tổ chức, cá nhân (có thể không là hội viên) tài trợ hoặc cho mượn không tính lãi cho hoạt động của Chi hội. NCT có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo khi gia nhập Hội NCT được miễn hoặc tạm hoãn chưa đóng góp (khi có điều kiện thì động viên đóng góp).
Hội viên chuyển sinh hoạt đến nơi khác hoặc qua đời được trả lại số tiền gốc đã đóng góp vào Chân quỹ. Đối với tổ chức, cá nhân cho mượn sẽ được trả theo yêu cầu về thời gian đã thoả thuận, không tính lãi. Chân quỹ hoạt động theo quy chế đã được hội nghị Chi hội thông qua.
2/ Nguyên tắc quản lí Chân quỹ: Thực hiện thu, chi, quyết toán theo quy định của quy chế về hoạt động Chân quỹ. Năm tài chính của Chân quỹ được tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hằng năm. Công khai tình hình đóng góp, huy động, quản lí, sử dụng và báo cáo thực hiện công khai tài chính 6 tháng, năm tại Chi hội. Không lợi dụng hoạt động của Chân quỹ để thu lợi cho cá nhân trái các quy định của quy chế và pháp luật. Ban Chấp hành Hội NCT cấp xã chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra: Đóng góp, quản lí, sử dụng Chân quỹ hằng năm ở các Chi hội.
Nguồn vốn của Chân quỹ gồm: Vốn đóng góp bằng tiền khi gia nhập Hội Người cao tuổi; nguồn của các tổ chức, cá nhân (có thể không là hội viên) cho Chi hội mượn không tính lãi hoặc tài trợ cho hoạt động của Chi hội; các khoản sinh lời từ sử dụng nguồn vốn của Chân quỹ; nguồn vốn hợp pháp khác.
3/ Sử dụng nguồn vốn của Chân quỹ: Làm quỹ tín dụng quay vòng cho hội viên, con cháu hội viên vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đầu tư làm dịch vụ văn hoá, xã hội, đặt mua báo chí, v.v… tăng nguồn thu cho Chân quỹ; gửi tiết kiệm lấy lãi; danh mục và mức đầu tư, làm dịch vụ; đối tượng cho vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay đến hộ; số tiền gửi tiết kiệm lấy lãi do Nghị quyết hội nghị Chi hội quy định.
4/ Nguồn thu của Chân quỹ: Từ lãi suất cho vay; từ hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác theo Nghị quyết của Chi hội không trái với quy định của pháp luật; từ lãi suất tiền gửi tiết kiệm; các khoản thu hợp pháp khác.
5/ Sử dụng nguồn thu của Chân quỹ: Vào các hoạt động tình nghĩa, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc vật chất, tinh thần hội viên; hoạt động văn hóa – thể dục, thể thao tham quan, du lịch v.v…; hoạt động quản lí Chân quỹ, mức chi cho từng hoạt động do Nghị quyết hội nghị Chi hội quyết định.
- Tăng cường tiếp cận trợ giúp pháp lí cho người nghèo và đối tượng yếu thế tại Việt Nam
- Nghỉ hưu sớm có bị trừ tỉ lệ tính lương hưu ?
- Người về hưu đi làm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
- NCT chỉ được hưởng một loại trợ cấp xã hội
- NCT có nên tham gia BHXH tự nguyện không
- Quy định về quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
- NCT cô đơn là hộ nghèo được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng
- Chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội không đúng bị xử phạt như thế nào ?
- NCT nào đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội
- Ngược đãi, chửi bới bố mẹ già có thể bị phạt tù đến 5 năm