Nhân sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ; Chủ trương đúng đắn và sự tôn trọng cam kết với cộng đồng quốc tế về nhân quyềnđã mang lại thắng lợi lịch sử cho Việt Nam
Ngày 12/11/2013, Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) khóa 68 đã bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ). Với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên HĐNQLHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016.
Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân dân Việt Nam và là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế trước những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo,… Đồng thời thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế; đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 NQ/TW của Bộ Chính trị: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Sau khi Việt Nam trúng cử HĐNQLHQ, bạn bè thế giới đều chúc mừng và nhân dân Việt Nam rất phấn khởi, tự hào về những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực quan trọng, có giá trị nhân văn sâu sắc nhưng rất tế nhị và nhạy cảm này. Nguyên nhân thì nhiều nhưng có thể thấy rõ chính là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta và những thành tựu to lớn cũng như sự ghi nhận khách quan của cộng đồng quốc tế về lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam. Một sự thực hiển nhiên là 184 nước đã bỏ phiếu cho Việt Nam trong bối cảnh những phần tử xấu ở trong nước câu kết với các thế lực thù địch ở nước ngoài liên tiếp vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm luật pháp quốc tế,… Đó chính là “cái tát” đau đớn vào mặt những kẻ vẫn giữ thái độ định kiến, thiếu thiện chí với Việt Nam; trong đó có những “ông, bà nghị” và một vài tổ chức ở Mỹ, mấy tổ chức quốc tế và phương Tây? Nhân đây cũng nên nhắc lại rằng trước đây Mỹ đã không trúng cử vào Ủy ban Nhân quyền LHQ (sau này đổi lại là HĐNQ) trong khi Mỹ luôn lên án nhiều nước vi phạm nhân quyền? Thiết nghĩ cũng chẳng cần phải lên án họ cho tốn công, phí giấy bút, mất thời gian. Bởi lẽ, dù bàn tay họ có to đến đâu cũng không thể che nổi bầu trời và có nói đúng sự thật họ vẫn không tin vì bản chất của họ vốn chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam trong khi Nhà nước ta đã, đang làm hết sức mình và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế để chăm lo cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.
Kết quả trên, một mặt đã khẳng định chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và phản ánh việc Việt Nam đã thực hiện tốt các nghĩa vụ cũng như sự cam kết của một quốc gia thành viên LHQ; mặt khác, đã chứng minh quan điểm của Đảng, Nhà nước ta coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp, thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực quan trọng này. Là thành viên có trách nhiệm của LHQ và cộng đồng thế giới, ViệtNam luôn tôn trọng các cam kết quốc tế về nhân quyền. Việt Nam coi việc phát triển bảo đảm chất lượng sống cho người dân ngày càng được cải thiện là việc làm thiết thực nhằm thực hiện các quyền xã hội của người dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Trải qua mấy chục năm chiến tranh tàn khốc, Việt Nam đã phải chịu hơn 17 triệu tấn bom đạn, hơn 70 triệu lít hóa chất chứa dioxin và hậu quả nặng nề là hiện có hơn bốn triệu người bị tàn tật do bom đạn, chất độc, cùng hàng triệu người có công, người già và trẻ em không nơi nương tựa, cô đơn, nghèo khó,... Vì vậy, ViệtNam luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình, ổn định để có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân. Theo đó, ViệtNam coi vấn đề xóa đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp bách, lâu dài và quan trọng hàng đầu trong đảm bảo cuộc sống của người dân. Hằng năm, Việt Nam lấy ngày 17-10 là "Ngày vì người nghèo" và bằng những chương trình và chính sách đầu tư, cho vay phát triển hạ tầng, việc làm, hỗ trợ hộ nghèo, hộ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích các hoạt động cộng đồng, tương thân, tương ái, từ thiện,... Với những nỗ lực, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn tất cả các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015 nên đã được Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới trao giải thưởng thành tích xuất sắc trong xóa đói, giảm nghèo. Tại Hội nghị cấp cao "Kêu gọi hành động vì sự sống còn của trẻ em" tổ chức ở Hoa Kỳ năm 2012, LHQ và nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá Việt Nam xếp thứ 27 trong số 101 nước đang phát triển về năng lực giảm nghèo của các quốc gia (gọi tắt là CPM), trên cả In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Thái-lan..
.
Cũng có thể thấy rằng nếu không có những thành tựu về nhân quyền trên thực tế mà được Cơ chế Kiểm điểm phổ cập định kỳ (UPR) của LHQ khẳng định và nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã chứng kiến tại Việt Nam thì không dễ gì mà Việt Nam trúng cử vào tổ chức quan trọng này. Trong mấy chục năm qua, ViệtNamđã làm hết sức mình, luôn quan tâm đến quyền con người bất chấp những hoạt động vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ bức tranh nhân quyền ở ViệtNam. Một vài tổ chức và cá nhân ở nước ngoài với âm mưu thâm độc, đã rất hung hăng không từ thủ đoạn nào nhằm làm cho dư luân quốc tế hiểu sai lệch rằng Việt Nam đã vi phạm nhân quyền có hệ thống, người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tối thiểu của mình,… rồi lu loa yêu cầu quốc tế can thiệp. Tất cả những việc làm xấu xa đó không làm ViệtNamnao núng, mà càng làm tăng thêm quyết tâm vừa thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền, vừa đấu tranh để chống lại những thái độ sai trái, làm cho thế giới hiểu rõ đâu là sự thật. Vì vậy. thành công này không phải ngẫu nhiên có được mà đó chính là sự khẳng định của quốc tế về những thành tựu về nhân quyền ViệtNamđạt được hoàn toàn có cơ sở; đồng thời thể hiện thế và lực của đất nước ta ngày càng vững chắc hơn nên được cộng đồng quốc tế tin cậy. Thực tế, trong nhiều năm qua, mọi thành tựu của ViệtNamđều hướng tới người dân, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới và nước ta còn nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đã vượt qua các trở ngại, đoàn kết phấn đấu thực hiện chắc chắn, thành công các Mục tiêu phát triển của LHQ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Từ một nước nghèo bị chiến tranh tàn phá và bị bao vây cấm vận, trình độ phát triển kinh tế chưa cao so với nhiều nước trong và ngoài khu vực, nhưng ViệtNamcó thể tự hào vì đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Cả LHQ và bè bạn quốc tế đều đánh giá cao việc nước ta vừa chú trọng phát triển kinh tế, vừa quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời cho rằng đây là việc rất ít nước đang phát triển làm được.
Với tư cách là một quốc gia thành viên LHQ, Việt Nam luôn khẳng định quan điểm, lập trường, chính sách, luật pháp, sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm thành công của Việt Nam với bạn bè quốc tế trong việc bảo đảm quyền con người, như: xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, tôn trọng và đảm bảo các quyền con người về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… ViệtNamcũng luôn là nước tích cực tham gia và có nhiều đóng góp thiết thực vào cả ba lĩnh vực thuộc quan tâm chung của LHQ là hòa bình - an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người. Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên nhằm tăng cường đóng góp trên tinh thần xây dựng và có trách nhiệm vào các vấn đề nhân quyền mà cộng đồng quốc tế quan tâm; tích cực thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế và việc tiếp cận các vấn đề nhân quyền một cách cân bằng, tổng thể và toàn diện; đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐNQ và các cơ chế khác của LHQ về nhân quyền. Tại các diễn đàn quốc tế, Việt Nam chủ trương ủng hộ thúc đẩy đối thoại và hợp tác về vấn đề quyền con người nên luôn sẵn sàng đối thoại, trao đổi, hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế và LHQ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau về những vấn đề cùng quan tâm nhằm tìm ra sự đồng thuận, khắc phục những khác biệt. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của 5 trong số 9 Điều ước quốc tế chủ chốt nhất về quyền con người: các Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội; Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quyền trẻ em. Đồng thời đang tích cực nghiên cứu phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật và gia nhập Công ước chống tra tấn trong thời gian tới. Việt Nam cũng đã hết sức nghiêm túc chuẩn bị và bảo vệ thành công Báo cáo Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại HĐNQ LHQ năm 2009 và hiện nay đang trong giai đoạn hoàn tất Báo cáo UPR chu kỳ 2 và chuẩn bị bảo vệ báo cáo này vào tháng 01/2014. Trong một năm rưỡi từ giữa 2010 đến cuối 2011, Việt Nam đã đón 3 báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền con người, việc mà rất ít nước làm được. Qua những chuyến thăm đã góp phần tăng cường đối thoại, hiểu biết, hợp tác và sự tin cậy lẫn nhau giữa ViệtNamvà LHQ. Vì thế, LHQ đã nhận định ViệtNamlà một trong những nước thực hiện tốt nhất quyền của người thiểu số trên thế giới và đã đạt được thành tựu to lớn về xoá đói giảm nghèo, nâng cao điều kiện sống của người dân.
ViệtNamcũng đã và đang luật hóa, bảo đảm ngày một tốt hơn trên thực tế các quyền của người dân. Bản dự thảo Hiến pháp năm 1992 bổ sung, sửa đổi là một minh chứng cụ thể với nhiều quy định chi tiết hơn về các quyền con người và quyền cơ bản của công dân. Trong sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu của đất nước là sửa đổi Hiến pháp, vấn đề quyền con người cũng được chú trọng, theo hướng vừa thể hiện chính xác hơn chức năng cơ bản của Hiến pháp trong việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đồng thời hiến định một số nguyên tắc và quyền con người cụ thể trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã gia nhập hoặc ký kết. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn với nhiều quy định cụ thể hóa những quyền cơ bản trong Hiến pháp, đồng thời tiếp cận ngày càng tương ứng với các tiêu chuẩn của quốc tế,...
Nhìn lại quá trình trên, chúng ta có thể vui mừng trước những đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ViệtNamtại LHQ đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Điều này cũng giúp ViệtNamtiếp tục phát huy hơn nữa vai trò và vị thế của mình tại LHQ. Với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, với kinh nghiệm và thành tựu đã tích lũy được trong hoạt động ngoại giao đa phương nhiều năm qua, cùng sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Việt Nam có cơ sở thuận lợi để làm tốt nhiệm vụ đó, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và tích cực đóng góp cho cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thắng lợi của ViệtNamtại HĐNQLHQ là hoàn toàn xứng đáng, hợp đạo lý./.
Đặng Tài Tính, TW Hội NCT Việt Nam
(Bài đã đăng trên Tạp chí Công an nhân dân)
- Hội thảo Quốc tế kỷ niệm 250 năm sinh Đại Thi hào Nguyễn Du
- Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 11
- Nâng cao hiệu quả phòng, chống thông tin xấu độc
- Hà Nội công bố xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin
- Việt Nam giành 6 Huy chương Olympic Toán học quốc tế
- Hội thảo Lý luận lần thứ ba giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
- Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển thích ứng với tình hình biến đổi dân số
- Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2015: Hội thảo 'Tứ ngũ đại đồng đường'
- Phát huy tính sáng tạo của doanh nghiệp vào nông nghiệp
- Báo chí cách mạng không thể tránh né những vấn đề 'nhạy cảm'*