Phát biểu của Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc về NCT trong ứng phó với Đại dịch COVID-19: Phải tôn trọng quyền và phẩm giá của NCT trong ứng phó với COVID-19
Đại dịch COVID-19 đang gây ra nỗi sợ hãi và đau khổ cho NCT trên toàn thế giới. Tỉ lệ tử vong ở NCT nói chung cao hơn, đặc biệt đối với những người trên 80 tuổi, nó cao gấp năm lần so với tỉ lệ trung bình trên toàn cầu.
Ngoài tác động ngay lập tức tới sức khỏe, đại dịch còn đang khiến NCT đối diện với nguy cơ đói nghèo, bị phân biệt đối xử và bị cô lập cao hơn. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, đại dịch có khả năng tác động nghiêm trọng, tàn phá đối với NCT.
Bản thân tôi cũng là NCT và có một người mẹ ở lứa tuổi già, tôi cảm nhận sâu sắc và vô cùng lo lắng về ảnh hưởng của đại dịch đối với các cá nhân và cộng đồng cũng như xã hội của chúng ta.
Hôm nay, LHQ sẽ đưa ra một bản tóm tắt các chính sách, cùng với các phân tích và khuyến nghị để giải quyết những thách thức này. Khẩu hiệu của chúng tôi là khi đối phó với COVID-19, mọi người phải tôn trọng quyền và phẩm giá của NCT. Chúng ta không được bỏ qua, không tính đến nhóm NCT.
Ông António Guterres là Tổng Thư kí thứ chín của Liên Hợp Quốc, nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 2017. Ông là một nhà lãnh đạo luôn quan tâm tới mục tiêu “Không để một ai bị bỏ lại phía sau”, trong đó có NCT
LHQ có bốn thông điệp chính, đó là: Thứ nhất, không có người nào, dù trẻ hay già, bị coi là phải hi sinh. NCT cũng có quyền hưởng thụ cuộc sống và cần được khỏe mạnh như mọi người khác. Khi phải đưa ra những quyết định khó khăn trong việc chăm sóc y tế, cứu người đều phải xuất phát từ sự tôn trọng quyền con người và nhân phẩm của tất cả mọi người; Thứ hai, trong khi thực hiện giãn cách xã hội, đừng quên rằng chúng ta là một cộng đồng và tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau. Do vậy, chúng ta vẫn cần quan tâm hỗ trợ NCT, áp dụng các hình thức hỗ trợ phù hợp và thông minh hơn thông qua công nghệ thông tin. Đây là điều rất quan trọng đối với NCT, những người có thể phải đối mặt với sự đau khổ và cô lập lớn khi bị cách li và các hạn chế khác; Thứ ba, tất cả các phương cách ứng phó xã hội, kinh tế và nhân đạo phải tính đến toàn bộ nhu cầu của NCT, từ bảo hiểm y tế phổ cập đến bảo trợ xã hội, bị mất việc và lương hưu. Phần lớn NCT là phụ nữ, những người trong giai đoạn này có nhiều khả năng phải sống trong nghèo khổ và không được tiếp cận với chăm sóc sức khỏe nhất. Chính sách cần phải hướng tới đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của họ; Thứ tư, chúng ta không được coi NCT là vô hình hay họ không có quyền gì. Nhiều NCT sống phụ thuộc vào thu nhập và vẫn phải làm việc, họ làm công việc gia đình, dạy và học, chăm sóc người khác. Tiếng nói và quyền lực của họ cần phải được coi trọng.
Để cùng nhau vượt qua đại dịch này, chúng ta cần gia tăng hơn nữa sự đoàn kết toàn cầu và quốc gia, tăng cường sự đóng góp của tất cả các thành viên trong xã hội, bao gồm cả NCT.
Khi thế giới hồi phục tốt hơn, chúng ta cần có tham vọng và tầm nhìn để xây dựng xã hội toàn diện hơn, bền vững và thân thiện với lứa tuổi để phù hợp với tương lai.
- Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) và Hội NCT Việt Nam: Đánh giá kết quả thực hiện Dự án VIE070 do KOICA tài trợ
- Hội thảo Quốc tế Già hoá Năng động, Sáng tạo và Ứng dụng Kỹ thuật số trong Chăm sóc Người cao tuổi ASEAN
- Hội NCT Việt Nam và Tổ chức HAI đẩy mạnh phối hợp thực hiện Dự án VIE 071 và VIE 075
- Lãnh đạo Trung ương Hội tiếp đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
- Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tài trợ đồ dùng bảo hộ phòng, chống dịch Covid-19 cho NCT
- Hội thảo Tổng kết Dự án: Bảo vệ Quyền của phụ nữ cao tuổi và cộng đồng thông qua hoạt động thúc đẩy Bình đẳng giới của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau tại 2 tỉnh Quảng Bình và Đồng Tháp
- Già hóa tích cực và lành mạnh
- Trung ương Hội NCT Việt Nam tiếp Đại diện Viện Nghiên cứu Kinh tế khu vực Đông Nam Á và Đông Á (ERIA)
- Trung ương Hội NCT Việt Nam: Tập huấn bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới trong cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình
- Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Ngô Trọng Vịnh tiếp Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Singapore