Tạo điều kiện để nhà văn phát huy cao nhất tài năng và tâm huyết
Ngày 3/3 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Văn xuôi Việt Nam-hội nhập và phát triển”. Hội thảo là một trong những sự kiện chính của chuỗi hoạt động quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài.
Hội thảo thu hút đông đảo nhà văn, dịch giả trong nước và các đại biểu quốc tế đến từ hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Đa số nhà văn, dịch giả tham dự hội thảo đều ghi nhận: Văn xuôi ViệtNamrất phong phú, đa dạng; nhiều nhà văn ViệtNamđã khẳng định tên tuổi ở trong nước, quốc tế. Văn học Việt Nam đã đổi mới trên nhiều phương diện, đa dạng hơn về quan niệm văn học, phương pháp, giọng điệu; cởi mở hơn trong tiếp cận và lý giải hiện thực; cấu trúc thể loại cũng có những đổi mới đáng chú ý; văn học dịch ngày càng chiếm ưu thế so với văn học trong nước, đang tác động sâu sắc đến giá trị văn học truyền thống; biên giới sáng tạo không còn bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà mở ra tầm quốc tế.
|
|
Trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để các tác phẩm văn học hội nhập tốt hơn, các nhà văn tham dự Hội thảo đều khẳng định: Văn học tồn tại để giúp con người xích lại gần nhau, làm cho con người yêu quý nhau hơn. Hiện tại, văn học chưa làm tốt nhiệm vụ này. Vì vậy, bất cứ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào trên thế giới muốn hội nhập và phát triển trước hết phải điều chỉnh và vun trồng ý thức, tình cảm của con người, trong đó văn học được coi là công cụ sâu sắc, tinh tế để thực hiện nhiệm vụ này.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng: Văn học Việt Nam muốn hội nhập và phát triển, cần tạo lập môi trường phát triển thuận lợi để nhà văn phát huy cao nhất tài năng và tâm huyết trong sáng tạo nghệ thuật, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp đổi mới của dân tộc; tăng cường mở rộng giao lưu văn hóa, đẩy mạnh công tác dịch thuật văn học, chủ động giới thiệu tinh hoa văn học nhân loại nhằm nâng cao chất lượng và trình độ hội nhập, nâng tầm văn hóa nhà văn và khuyến khích vai trò tích cực của công chúng; khuyến khích chiều sâu khái quát của phê bình, chú ý đẩy mạnh tính chuyên nghiệp của hoạt động văn học và hoạt động phê bình.
Để góp phần đưa văn học ViệtNamđến với bạn bè quốc tế, trong năm qua, Hội Nhà văn ViệtNamđã cho ra mắt Trung tâm Dịch thuật văn học. Đây cũng là cơ sở cho việc lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu để dịch thuật, xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, giúp nhân dân thế giới hiểu hơn về đất nước, con người, văn hóa ViệtNam.
Mới đây, Trung tâm này đã có những hoạt động đầu tiên để quảng bá văn học Việt, thông qua việc ấn hành tuyển tập thơ mang tiêu đề “Khát vọng hòa bình” bằng ba ngôn ngữ Việt - Nhật - Anh. Tuyển thơ gồm 100 bài thơ của các thế hệ trong 10 thế kỷ nói về các cuộc kháng chiến giành độc lập của người ViệtNamtrong lịch sử.
Nguồn: ĐCSVN/Hồng Ngọc
- Hội thảo Quốc tế kỷ niệm 250 năm sinh Đại Thi hào Nguyễn Du
- Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 11
- Nâng cao hiệu quả phòng, chống thông tin xấu độc
- Hà Nội công bố xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin
- Việt Nam giành 6 Huy chương Olympic Toán học quốc tế
- Hội thảo Lý luận lần thứ ba giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
- Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển thích ứng với tình hình biến đổi dân số
- Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2015: Hội thảo 'Tứ ngũ đại đồng đường'
- Phát huy tính sáng tạo của doanh nghiệp vào nông nghiệp
- Báo chí cách mạng không thể tránh né những vấn đề 'nhạy cảm'*