Toạ đàm Giải pháp bảo tồn phát triển văn hóa Tây Nguyên.
Ngày 24/5, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông tổ chức Tọa đàm khoa học "Giải pháp bảo tồn phát triển văn hóa Tây Nguyên".
Tham dự Tọa đàm có đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; các chuyên gia nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên của 5 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh lân cận từ Quảng Nam đến Bình Thuận và tỉnh Bình Phước.
Có 14 tham luận của các chuyên gia nghiên cứu về các giải pháp bảo tồn, phát triển văn hóa Tây Nguyên được trình bày tại Tọa đàm. Tiêu biểu như "Những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Gia Lai" của Thạc sỹ Măng Linh Nga, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai; "Một số giải pháp bảo tồn kiến trúc nhà sàn, nhà rông dân tộc thiểu số Tây Nguyên" của Tiến sỹ Ghi Niê, Chủ tịch Liên hiệp hội khoa học-kỹ thuật Đắk Lắk; "Nghề thủ công truyền thống Tây nguyên, tồn tại hay biến mất" của Nhà nghiên cứu Văn hóa Tây Nguyên Linh Nga Niê kdam…
Các tham luận đều đề cập đến hiện trạng của nền văn hóa Tây Nguyên và các giải pháp khắc phục. Đặc biệt, hiện các nền văn hóa làng, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa sản xuất, làng nghề, văn hóa nhà sàn... đang bị xâm phạm; vai trò Trưởng buôn, Hội đồng làng rất mờ nhạt; sự gắn kết cộng đồng bị tách rời; tổ chức cá nhân bị xáo trộn; luật tục chưa được phát huy; tính hiệu quả trong an sinh xã hội cộng đồng chưa cao; giá trị đạo đức và nguyên tắc hành xử gắn với giá trị nhân bản đang biến đổi…
Để bảo tồn, phát triển văn hóa Tây Nguyên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng yêu cầu: “Chính quyền các cấp và cộng đồng cần tăng cường công tác bảo vệ rừng, do rừng là nhân tố quyết định đối với văn hóa và kinh tế của Tây Nguyên. Bảo tồn và gìn giữ cộng đồng làng, bởi làng tập trung tất cả văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên, qua đó sẽ bảo vệ được các hoạt động của cộng đồng và quyền tự chủ của cộng đồng, gìn giữ những giá trị nhân văn trong đời sống đồng bào bằng các giải pháp tăng cường bảo tồn tiếng và chữ viết, các truyền thuyết, sự tích các nhân vật anh hùng của người dân tộc. Tổ chức các chương trình hỗ trợ các làng nghề dệt thổ cẩm, mỹ nghệ, rượu cần... và các lễ hội của người đồng bào. Đặc biệt là gắn phát triển du lịch và nông nghiệp với các bản sắc văn hóa Tây Nguyên”./
Nguồn: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN/ ĐCSVN, 24/5/2014.
- Tổng kết cuộc thi thơ Tâm tình người cao tuổi và gặp mặt cộng tác viên Tạp chí NCT năm 2021
- Tỉnh Quảng Nam: Trao giải Cuộc thi thơ Khoảnh khắc thời gian NCT lần thứ nhất năm 2020 - 2021
- Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu: Sân chơi bổ ích, thiết thực cho người cao tuổi
- Hội sức khỏe ngoài trời người trung, cao tuổi Hà Nội: Thiết thực nâng cao đời sống sức khỏe, tinh thần người trung cao tuổi
- Tỉnh Bình Phước: Hơn 300 vận động viên tham Hội thi thể thao NCT năm 2020
- Tỉnh Tiền Giang: Tổ chức Hội thi tiếng hát NCT năm 2020
- Vui khỏe để làm điểm tựa tinh thần cho con cháu
- Trung tâm Văn hóa NCT Việt Nam: Tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020
- Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi TP Hà Nội: Tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020
- Hội NCT huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: Tổng kết Hội khỏe truyền thống NCT huyện Lục Ngạn năm 2019