Hội thảo quốc tế Thơ Việt - nơi lưu giữ tâm hồn Việt
Ngày 3/3 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Thơ Việt - nơi lưu giữ tâm hồn Việt”. Hội thảo là một trong những sự kiện chính của chuỗi hoạt động quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài.
Tại hội thảo, các nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học trong nước và quốc tế đã cùng thảo luận, phác thảo bức tranh của nền thơ ca Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại; tác động của thơ ca đối với đời sống tâm hồn người Việt cũng như việc tạo điều kiện để thơ đến với đời hơn nữa.
Phác thảo tiến trình thơ Việt, nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết, thơ cổ Việt Nam còn lưu giữ được văn bản được tính từ thế kỷ thứ X, thời tiền Lê, tiếp đó phát triển nổi trội ở thời Lý và thời Trần. Tác giả thơ giai đoạn này thường là các vị thiền sư, thơ đậm phẩm chất của Phật giáo, bút pháp hàm súc, tứ thơ khái quát. Sau đó, có thể khẳng định, thời thịnh vượng của thi ca là thời vua Lê Thánh Tông. Thời châu Âu làm cách mạng tư sản thì ở ViệtNamnở rộ một loạt thi sĩ tài năng, tiêu biểu nhất là Nguyễn Du. Ông là bậc thầy của tâm lý con người và thấu hiểu thời cuộc.
|
|
Thế kỷ 20, nền thi ca ViệtNamđã trải qua hai cuộc bứt phá, đó là văn học thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Giai đoạn này đã tạo ra một hệ thống văn học dân tộc có tính quy luật của sự phát triển. Cái mới của thế hệ này là cái mới của một chặng đường văn học mới. Cống hiến của thế hệ này là đã ghi lại nhịp thở và gương mặt tinh thần của một dân tộc trong chiến đấu vì tự do của Tổ quốc, ghi lại một pho tư liệu quý giá cho thế hệ mai sau về thời kỳ bi hùng ấy.
Tại Hội thảo, các nhà thơ khẳng định: một trong những dòng thơ nổi bật của thơ ca ViệtNamlà thơ viết về chiến tranh. Thông thường, dòng thơ này chỉ có giá trị tức thời, hô hào tinh thần yêu nước, tố cáo tội ác của kẻ thù, kêu gọi ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược nhưng thơ chiến tranh của Việt Nam đã không hề bị lãng quên vì thơ hướng về các giá trị nhân văn phổ quát của nhân loại, về con người, vì khát vọng hướng về hòa bình, cuộc sống yêu thương và hạnh phúc.
Dòng thơ này đã cho “ra đời” với một loạt tên tuổi lớn như: Tố Hữu, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Chính Hữu, đến thời kháng chiến chống Mỹ là: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Vũ Quần Phương, Lâm Thị Mỹ Dạ... và nhiều nhà thơ khác.
Bên cạnh đó, Thơ mới là một cuộc cách mạng thơ ca trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc ở thế kỷ 20. Sự xuất hiện của Thơ mới gắn liền với sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932-1945. Phong trào thơ mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca”, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca ViệtNamhiện đại. Thơ mới được thai nghén từ trước 1932 và thi sĩ Tản Đà chính là người dạo bản nhạc đầu tiên trong bản hòa tấu của Phong trào thơ mới. Tiếp đó là Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Anh Thơ...
Các đại biểu tham dự hội thảo cũng nêu lên những tác động của thơ ca đối với đời sống tâm hồn người Việt. Các đại biểu cho rằng: ViệtNam– một dân tộc tự hào biết làm thơ từ khi chưa biết chữ, chưa biết viết, chưa biết đọc. Bởi là một dân tộc có nền văn minh lúa nước từ lâu đời, chính cuộc sống lao động tảo tần dệt nên những câu thơ mang tính ngẫu hứng nhưng giá trị nghệ thuật điêu luyện.
Những câu thơ tạc vào vách núi, khắc trên hang động ở những thắng cảnh là một minh chứng cho người ViệtNamtài hoa và có tâm hồn thơ mộng. Và dù trong cuộc sống hòa bình hay trong suốt những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, truyền thống yêu thơ vẫn được giữ vững và nâng tầm. Đánh giặc và làm thơ, làm thơ và đánh giặc – hai chất liệu tư tưởng ấy hòa quyện trong một bản thể nhân văn anh hùng. Khó có thể kể hết những tác dụng to lớn của thơ ca với đời sống của dân tộc ViệtNam.
Thơ từ ngàn năm nay vốn đã rất gần với đời sống nhưng để đưa thơ đến gần với đời hơn nữa khi hệ thống truyền thông mới ngày càng phát triển, cần phải tạo môi trường xã hội lành mạnh để thơ tiếp tục và luôn là nơi lưu giữ tâm hồn Việt.
Nguồn: ĐCSVN/ Hồng Ngọc
- Sắc màu Đắk Lắk
- Nghệ sĩ Tạ Trí Hải: Vị “lữ khách” mê mải của âm nhạc đường phố
-
Về thăm
Trung ương Hội Người cao tuổi
- Thơ Nguyễn Xuân Trường
- Hội NCT phường Xuân An và phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tổ chức giao lưu văn hóa-thể dục dưỡng sinh
- Việt Nam - Hàn Quốc biểu diễn tác phẩm múa về Mỵ Châu và nỏ thần
- Hội thảo 'Tô Hoài – Một đời văn'
- Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
- 'Hai lúa' chế xuồng chạy pin mặt trời
- Mẹo dùng chanh đuổi gián, sạch bình trà, tẩy vết mực