Chữ kiệm trong tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 20/12/2013

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từ giã cõi đời này để đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác. Hơn bốn mươi năm trước, trong nước mắt tuôn trào phải tiễn Bác lên đường theo tổ tiên, có người đó khóc Bác bằng những vần thơ mộc mạc mà rất chân tình nói lên đức tính giản dị, tiết kiệm, dù ở địa vị cao sang vẫn không sống xa hoa, lãng phí, vẫn luôn giữ vẹn tình quê:

 

“Thôi thế con không được gặp Người,

Bữa cơm đón Bác thế là thôi

Cà giòn, tương đậm còn nguyên vại

Muối xát lòng con, Bác - Bác ơi!”

 

Phải! Nhân cách Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đó. Tấm gương trong sáng cao đẹp của Hồ Chí Minh chính là ở đức “Cần - Kiệm - Liêm - Chính, Chí công - Vô tư”, “Tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Những vần thơ mộc mạc trên đây đã gợi nhớ đức giản dị, tiết kiệm của Người. Mấy tháng trước đây, chúng ta đã bàn về vấn đề Tuổi trẻ học tập và làm theo chữ Cần, nay ta lại bàn tới Tuổi trẻ học tập và làm theo chữ Kiệm trong phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của Bác kính yêu.

 

Hẳn rằng chúng ta còn nhớ Kiệm chính là đức tính tiết kiệm, không xa hoa lãng phí, chi tiêu có tính toán, có kế hoạch, vừa lo cho trước mắt, vừa tính kế lâu dài, sống trong hiện tại đó nghĩ tới tương lai và tương lai phải huy hoàng, rạng rỡ, hưng thịnh hơn hẳn hôm nay. Vì vậy, phải có tiết kiệm để tích luỹ tái đầu tư, làm cho đồng vốn quay được nhiều vòng, đồng tiền lãi mẹ đẻ lãi con vừa sinh vừa lợi. Cần cù phải đi đôi với tiết kiệm. Kiệm còn biểu hiện ở kiệm ngôn, kiệm ước tức là phải nói ít làm nhiều, lấy việc làm thay cho lời nói và đặc biệt đã hứa là phải làm và làm thật tốt. Hứa mà không làm là thất TÍN. Tất nhiên, tiết kiệm cũng không đồng nghĩa với keo kiệt, bủn xỉn, trọng của hơn người.

 

Từ câu thơ “Cà giòn, tương đậm còn nguyên vại” gợi lên cuộc sống thanh bạch của một bậc vĩ nhân sống giản dị, tiết kiệm, mặc cho có đủ điều kiện nhưng trong thực đơn các bữa ăn vẫn không hề có cao lương, mỹ vị mà chỉ là những mún ăn dân giã, rẻ tiền như bao người nông dân, công nhân khỏc vẫn quen dùng. Tuổi trẻ liệu có học và làm theo được điều đó để ăn uống, chi tiêu không vượt quá khả năng thu nhập của bản thân mà còn có một phần tích luỹ cho tương lai? Mai sau, cuộc sống của mỗi thanh thiếu niên hôm nay sẽ sung túc, sung mãn nếu hôm nay chúng ta biết tiết kiệm thời gian, dồn tất cả thời gian hiện có cho việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những con người có cái đầu uyên bác, cú bàn tay vàng tinh xảo, tinh chuyên, có cuộc sống tươi mát để bước vào đời trong sự tự tin. Tin vào khối óc, bàn tay của mình sẽ đủ khả năng làm giàu cho bản thân, cho gia đình, cho quê hương, đất nước. Không lãng phí thời gian, tận dụng hết thời gian để học hành, lập thân, lập nghiệp chính là chúng ta đó học theo Bác, làm theo Bác trong việc thực hành cần kiệm - trước hết là tiết kiệm thời gian. Bác đó từng sử dụng một chiếc phong bì được vài lần, một tờ giấy dù đã viết hết một mặt, Người vẫn tận dụng mặt còn lại để viết bản thảo các văn bản khác. Vậy thì, vì lẽ gì ta không tiết kiệm nguyên liệu, vật tư, nhiên liệu trong quá trình sản xuất để hạ giá thành sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn? Nói như nhà thơ Tố Hữu: “Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá/ Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô/ Ta nâng niu gom gúp dựng cơ đồ”.

 

Cơ đồ của bản thân, của gia đình, của Tổ quốc và dân tộc sẽ mở rộng thênh thang khi ta gắn tiết kiệm với chống lãng phí - bao gồm lãng phí thời gian, lãng phí sức lực vào những việc làm vô bổ, lãng phí nguyên, nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất, v.v… Thực hành tiết kiệm chống lãng phí chính là biểu hiện ý thức công dân, biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước, yêu chế độ, của giác ngộ chính trị trước nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc!

 

Tiết kiệm! Tiết kiệm! Và chống lãng phí - đó là mệnh lệnh của cuộc sống. Cuộc sống đòi hỏi tuổi trẻ và mọi người cần kiệm hơn nữa, chống lãng phí hơn nữa!


Dương Phúc Điểu